Bạn Có Cần Phải Xem Tướng Có Đúng Không ? Có Nên Tin Vào Nhân Tướng Học

Nếu bạn còn thắc mắc nhân tướng học có đúng không thì cũng đường quên câu “tốt gỗ hơn tốt nước sơn”. Đừng trông mặt mà bắt hình dong, không phải cứ có chữ “học” thì là khoa học.

Bạn đang xem: Xem tướng có đúng không

*

Nhân tướng học liệu có chính xác không?

Trong những bộ phim đã xem, cá nhân tôi thường nhớ đến vai phản diện nhiều hơn các “the protagonist” (nhân vật chính) rập khuôn và một màu. Khả năng kiểm soát và tạo nút thắt trong phần lớn cốt truyện khiến “Kẻ phản diện” trở thành vai diễn không dành cho những tay mơ. Chẳng hề đơn giản để thể hiện được uy thế của Voldemort trong series “Harry Potter”, hoặc lột tả sự bệnh hoạn của Hannibal Lecter trong “Sự im lặng của bầy cừu”.


Bên cạnh khả năng diễn xuất và kịch bản, gương mặt “nhìn là biết đóng vai ác” của diễn viên cũng là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của nhân vật phản diện. Riêng chiếc mũi dẹt như loài rắn đã cho thấy rõ sự nham hiểm và quỷ quyệt của kẻ-mà-ai-cũng-biết-là-ai-đấy. Nụ cười nhếch mép bỡn cợt và cặp mắt xanh nhạt lạnh lẽo dường như là thứ không thể thiếu để khắc họa sự điên loạn của tay bác sĩ tâm thần kiêm kẻ sát nhân hàng loạt thích ăn thịt người. Đội casting dường như không thể không “trông mặt mà bắt diễn viên”, và yếu tố này đôi khi còn quan trọng hơn cả danh tiếng của người được chọn.

Xem thêm:

*
Dưới góc nhìn khoa học, nhân tướng học có đúng không?

Không chỉ trong điện ảnh hay các loại hình nghệ thuật thị giác (điêu khắc, hội họa,…); việc mô tả chi tiết ngoại hình cũng từng rất thịnh hành trong văn học và âm nhạc, hay rộng hơn là trong bất cứ loại hình nghệ thuật nào có liên quan đến việc xây dựng hình tượng nhân vật.

Không phải tự nhiên các tác giả lại dụng công vào việc sáng tạo nhân vật với những đặc điểm ngoại hình và gương mặt cụ thể. Ngoài tác dụng phác họa chân dung bên ngoài; chúng còn là công cụ đắc lực để lột tả tính cách bên trong. Gương mặt góc cạnh đồng nghĩa với sự kiên định, đôi mắt long lanh đặc trưng cho nhân vật giàu cảm xúc, và chiếc mũi to bè thường gắn với những kẻ thô bạo.

Ý đồ này của người sáng tạo nghệ thuật; thực ra xuất phát từ tâm lý chung của số đông đại chúng, với quan niệm cho rằng có thể dựa vào ngoại hình – cụ thể là gương mặt, để đoán biết tính cách người đối diện.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.