Công nghệ > BẢO TÀNG CNTT > "Cha đẻ" của máy vi tính MicralTrương Trọng ThiPhần lớn lịch sử của máy tính cá nhân đã được viết trên đất Mỹ cho đến hôm nay, Nhưng thực tế, cội nguồn của máy tính thương mại có chip vi xử lý đầu tiên trên thế giới lại thuộc về Pháp" /> Công nghệ > BẢO TÀNG CNTT > "Cha đẻ" của máy vi tính MicralTrương Trọng ThiPhần lớn lịch sử của máy tính cá nhân đã được viết trên đất Mỹ cho đến hôm nay, Nhưng thực tế, cội nguồn của máy tính thương mại có chip vi xử lý đầu tiên trên thế giới lại thuộc về Pháp" />

100+ Hình Ảnh Máy Tính Micral, Máy Tính Cá Nhân Đầu Tiên Có Tên Là Micral

Bạn đọcCon ngườiCông nghệCuộc sốngGia đìnhGiáo dụcKhoa họcLịch sửMón ănNghệ thuậtQuan niệmSáng tạoThủ đôVăn thơXã hội

’Fathers’ of Micral Microcomputers

"Cha đẻ" của máy vi tính MicralTechnology Trang nhà > Công nghệ > BẢO TÀNG CNTT > "Cha đẻ" của máy vi tính Micral
*
Trương Trọng Thi

Phần lớn lịch sử của máy tính cá nhân đã được viết trên đất Mỹ cho đến hôm nay. Nhưng thực tế, cội nguồn của máy tính thương mại có chip vi xử lý đầu tiên trên thế giới lại thuộc về Pháp. “Cha đẻ của máy vi tính” là kỹ sư Pháp François Gernelle và một doanh nhân trẻ gốc Việt, ông André Trương Trọng Thi.

Bạn đang xem: Hình ảnh máy tính micral

Sau gần ba năm nằm viện, ông Thi qua đời tại Pháp ngày 4.4.2005 ở tuổi 69. Ông sinh năm 1936 tại Chợ Lớn, sang Pháp học từ năm 14 tuổi, sau đó trở thành kỹ sư vô tuyến điện và năm 1971 lập Công ty R2E, nơi ông cùng các cộng sự cho ra đời máy vi tính Micral-N vào tháng 5.1973. Các mẫu Micral hiện được trưng bày ở "Musée des arts et métiers à Paris" (Pháp) và "Boston Computer Museum" (Mỹ).

Ảnh hưởng

Ý tưởng của ông Thi về máy vi tính vẫn được áp dụng đến bây giờ: máy gọn nhỏ, có thể sản xuất hàng loạt với giá phải chăng cho cả cá nhân lẫn doanh nghiệp ứng dụng trong hoạt động nghề nghiệp. Máy Micral khi ấy đã được đưa vào sử dụng ngay trong hệ thống thu phí xa lộ ở Pháp. Micral-N được xây dựng trên chip 8 bit Intel 8008 chạy ở 500 Khz (chậm hơn 6000 lần so với bây giờ), dung lượng bộ nhớ 256 bytes (với khả năng mở rộng lên... 1K !), có cả diode hiển thị và bàn phím.

*
Máy vi tính Micral-N

Năm 1974, ông Thi thuyết trình trước Hội thảo Máy tính Quốc gia Hoa Kỳ về Micral, khi ấy mới có thêm đĩa cứng và ổ đĩa mềm. Tuy nhiên, phải 2 năm sau, mới có một công ty của Mỹ mua giấy phép sử dụng phát minh này. Cuối cùng, ông Thi cũng phải từ bỏ dự án xây dựng chi nhánh riêng tại Mỹ do gặp quá nhiều khó khăn về tài chính.

Mặc dù điện toán cá nhân tại châu Âu vào thời điểm hiện tại đã mở rộng thành rất nhiều hình thái khác nhau, từ các trò game video gia đình quen thuộc cho đến các workstation dành cho kỹ sư, nhưng có hai yếu tố đang kìm hãm tiến trình phát triển của nó. Thứ nhất, phần cứng và phần mềm của Mỹ xuất khẩu sang châu Âu có giá rẻ hơn. Thứ hai, ngôn ngữ là một rào cản lớn không chỉ về mặt dịch thuật, các bộ ký tự tại đa số các nước châu Âu cũng khác nhau, trong khi các chương trình và tài liệu bằng tiếng địa phương là điều kiện tiên quyết để máy tính cá nhân thành công.

Xem thêm: Xem Phim Người Đẹp Và Quái Thú Phần 2, Xem Phim Người Đẹp Và Quái Thú

Mất thời cơ kinh doanh

Ngày 13.02.1994, ông François Gernelle đang xem TV và nghe lễ công bố kỷ niệm 20 năm ngày ra đời chiếc máy vi tính đầu tiên. Ông ta đã nhảy lên khi nhìn thấy hình ảnh người chủ cũ của mình, ông Thi, được tôn vinh là người phát minh ra chiếc máy Micral. Ông Thi đóng một vai trò mập mờ khá lâu. Trong vị trí giám đốc công ty R2E nơi ông cùng Gernelle nghiên cứu để tạo ra Micral, ông Thi đã tuyên bố mình là cha đẻ của máy. Vụ kiện kéo dài 4 năm (1994-1998) cho đến khi toà án phải công nhận Gernelle là người phát minh ra chiếc máy vi tính đầu tiên.

*
François Gernelle

Gernelle và ông Thi gặp nhau năm 1968 tại Intertechnique, một công ty chuyên về các ứng dụng y học và hạt nhân. Kỹ sư điện tử Gernelle lúc đó đã đề xuất một mô hình máy vi tính sơ khai, nhưng nó không hoạt động được. Năm 1972, Gernelle gia nhập vào công ty R2E do ông Thi làm chủ. Tại đây họ đã tìm ra cách tạo ra một hệ thống giá rẻ để tính toán mức độ bốc hơi nước trong đất cho Viện quốc gia nghiên cứu nông học INRA. Gernelle đề xuất một máy tính với chi phí phân nửa. Cuối cùng, nhờ vậy mà máy Micral được ra đời.

Sau này, Gernelle vẫn hơi cay đắng với ông Thi. Tại sao họ đánh mất cơ hội trở thành những người giàu nhờ phát minh này? Bởi vì một ngày trong năm 1975, họ đã lỡ dịp tạo ra một doanh nghiệp khởi sự kỳ diệu. Chiếc máy Micral có một số thành công tại Pháp và hãng Honeywell của Mỹ quan tâm tới việc mua nó. Trong một quán bar ở Los Angeles, ông chủ của Honeywell ra giá 2 triệu USD để mua lại Micral và hệ điều hành Prologue của R2E. Ông Thi đòi 4 triệu và ông chủ Honeywell ra về hơi buồn. Sau 1983, khi hãng Bull của Pháp mua lại R2E, Gernelle rời ông Thi để mở một công ty riêng khác, nhưng đã quá chậm.

Đánh giá

Dù không tạo nên một sự nghiệp kinh doanh lớn, nhưng cái tên André Truong và Gernelle vẫn được ngành công nghiệp điện toán ghi nhận là 2 người phát minh ra chiếc máy vi tính đầu tiên. Micral đã mở đường cho cuộc cách mạng vi xử lý làm thay đổi cuộc sống và cách giao tiếp của nhân loại chỉ trong vòng 20 năm.

Có thể Trương Trọng Thi chưa kịp đóng góp gì cho đất nước nơi ông sinh ra. Nhưng giờ đây, khi ông đã ra đi, chắc chắn sẽ có thêm nhiều người Việt biết đến ông và thêm tự hào rằng một trong 2 nhà phát minh ra máy vi tính là đồng hương của mình.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

x

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.